Cá Chuột Thái – Dòng cá dọn bể dễ nuôi, được yêu thích

Cá Chuột Thái – Dòng cá dọn bể dễ nuôi, được yêu thích.

Cá chuột Thái hay còn có tên gọi khác là cá mập Labeo đuôi đỏ. Cá phủ lên mình sắc đen nổi bật khi được nuôi trong bể thủy sinh. Ngoài ra, chúng khá thân thiện ít khi cắn hoặc làm tổn thương đến các loài cá cảnh khác.

Đây là một trong những dòng cá thuỷ sinh mà Hotdeal Mua Sắm muốn giới thiệu đến các bạn ở bài viết sau đây. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

Đặc điểm của Cá chuột Thái

Đặc điểm Cá Chuột Thái

Cá chuột Thái có cơ thể màu xám nâu đến đen, vây có màu cam đến đỏ, có một chấm đen lớn ở cuống đuôi, vùng đầu có một vệt đen kéo từ miệng ra sau mắt. Đầu dài, có hai đôi râu, miệng dưới rõ, có mấu thịt để “nút” chất bám. Vây lưng lớn tựa như “cá mập”.

chuột thái trắng

Cá chuột Thái vây vàng hay vây mắt đỏ là cá thể bạch tạng của cá chuột Thái, với cơ thể màu trắng đến vàng, vây có màu cam đỏ và mắt màu đỏ hồng.

Cá chuột Thái vào ban ngày thường trốn trong bụi cỏ, thích sống ở nơi ít ánh sáng. Chúng có đặc tính ăn tạp nên dọn bể rất tốt. Chúng có thể dọn sạch rêu xanh, chất thải và thức ăn thừa của các loài cá khác. Nhưng mồi sống vẫn là thức ăn ưa thích của chúng.

Cách nuôi và chăm sóc cá

  • Thể tích bể nuôi: 250L.
  • Chiều dài bể: 120 cm.
  • Nhiệt độ: 22 – 26°C.
  • pH= 6,3 – 7,4; gH = 2.
  • Sục khí: thường xuyên để tạo Oxy.
  • Yêu cầu ánh sáng: Yếu.
  • Kích thước trưởng thành: 5cm.

cách chăm sóc chuột Thái

Cá chuột Thái là loài cá cảnh dễ nuôi, không yêu cầu quá cao về chất lượng nước, không cần thay nước thường xuyên. Đặc biệt, chúng có khả năng ăn các loại rêu gây hại, giúp dọn dẹp cho bể thuỷ sinh sạch nhất.

Trong bể nên trồng các loại cây thủy sinh, đáy trải sỏi cùng nhiều hang hốc để cá có nơi trú ẩn. Cá ưa môi trường nước chảy và tia nắng yếu. Chúng hay nhảy vì vậy cần có nắp đậy. Cá sống hoà bình với các loại cá khác nhưng thường gây hấn khi thả nhiều con cùng loài trong một bể.

Thức ăn của cá chuột Thái

Thức ăn cá chuột Thái

Đặc điểm của cá chuột Thái là loài ăn tạp. Đặc biệt, chúng có khả năng ăn các loại rêu gây hại cho bể thủy sinh. Nhưng không chỉ ăn các loại rong rêu tảo mà thức ăn của chúng còn là động vật ăn thịt như sâu đỏ, giun, giáp xác hoặc cám viên.

Lưu ý cho cá ăn 1 – 2 lần/ ngày, khi ăn bạn cần bóp nhỏ, nghiền nhỏ thức ăn để vừa miệng chúng. Tuỳ sở thích ăn uống mà người chơi cá cảnh sẽ chăm sóc và cung cấp nguồn dinh dưỡng phù hợp, để đảm bảo cá khỏe và có màu sắc, hoa văn đặc trưng, sặc sỡ.

Cách nuôi cá sinh sản

Cá cái thường nhỏ hơn cá đực, bụng phình to, vây lưng và vây ngực trên con đực dài hơn so với con cái. Cá chuột Thái chỉ kết đôi 1 đực 1 cái, thời gian từ lúc giao phối đến khi đẻ là 3 ngày. Ngoài ra cần trang trí thêm hang đá hoặc bụi cỏ, những nơi tối tăm để làm chỗ cho cá đẻ trứng.

Các loài cá có thể nuôi chung

cá nuôi chung chuột Thái

Tuy cá chuột Thái sống gần gũi với loài cá khác nhưng không phải loại nào nuôi chung cũng được. Khi trưởng thành chúng khá hung dữ, có khả năng tấn công các loại cá khác. Do đó, không nên nuôi với loại có đuôi dài như cá ông tiên, vì chúng rất thích cắn vây các loại cá này.

Ở giai đoạn còn nhỏ có thể nuôi chung nhiều cá trong một bể. Tuy nhiên khi trưởng thành chỉ nên nuôi một con, do chúng có tính lãnh thổ rất mạnh, nên có thể cắn nhau đến chết.

Trên đây là những thông tin về các đặc điểm, cách chăm sóc và sinh sản của cá chuột Thái. Hy vọng, bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích để áp dụng vào việc nuôi cá chuột được hiệu quả nhé !

Để lại một bình luận