Cá Sóc đầu đỏ – Các đặc điểm, cách chăm sóc và sinh sản

Cá Sóc đầu đỏ – Các đặc điểm, cách chăm sóc và sinh sản.

Cá sóc đầu đỏ là loại cá cảnh có tập tính bơi bầy đàn, được người chơi thủy sinh ưa chuộng. Đây là loài cá đẹp dễ chăm sóc và có lối sống hiền hòa phù hợp nuôi chung với nhiều loại cá khác.

Chúng ta hãy cùng tham khảo các đặc điểm, cách chăm sóc và sinh sản của loại cá này nhé.

Đặc điểm của cá sóc đầu đỏ

Đặc điểm sóc đầu đỏ

  • Kích thước: 2 đến 3cm.
  • PH: 5,5 – 7,5.
  • Nhiệt độ nước: 23- 28℃.
  • Nguồn gốc: Brasil, Pêru, Colombia.
  • Tuổi thọ: 4 đến 8 năm.
  • Sinh sản: theo kiểu đẻ trứng.

Sở dĩ có tên gọi là cá sóc đầu đỏ là do bởi cái đầu đỏ đặc trưng của loài cá này. Toàn thân là một màu bạc như gương với hai sọc đen trắng ấn tượng đan xen với nhau ở phần đuôi.

Cá sóc đầu đỏ là loài ăn tạp, thường được nuôi trong các bể thuỷ sinh có kích thước lớn. Với những bể cá nhỏ thì nên có hệ thống lọc, không nên thả với số lượng quá nhiều, vì cá ăn tạp nên chắc chắn sẽ có chất thải nhiều hơn so với các loài cá cảnh khác.

Sau khi mua và vận chuyển về nhà, cá thường bị mất màu hay nhạt màu đi, vì vậy nên thả cá vào hồ dưới ánh sáng tối để cá không bị hoảng loạn cũng như giữ được màu sắc tốt nhất.

Thường xuyên thay nước và vệ sinh cho hồ thuỷ sinh, giữ môi trường bể sạch nhất có thể. Tốc độ sục khí ở mức trung bình, không quá nhỏ cũng không quá lớn.

Cách nuôi và chăm sóc cá

Cách nuôi chăm sóc

Sóc đầu đỏ khá dễ nuôi, bơi và kiếm ăn theo đàn, nên bạn hãy nuôi từ 15 đến 20 con trong một bể thủy sinh có không gian đủ tốt và rộng.

Bạn có thể cho ăn các loại cám cá, thức ăn tươi như bobo, trùn chỉ, artemia,… và bổ sung thêm những dòng thức ăn chất lượng, giàu vitamin giúp cá tăng cường sức đề kháng với các bệnh thường gặp như nấm, xù vẩy, cụt đuôi,…

Đảm bảo nguồn nước sạch sẽ, PH ổn định, hạn chế việc thay đổi nhiệt độ của nước, nên sử dụng những dòng vật liệu lọc tốt nhất để có thể đảm bảo chất lượng nước trong bể thủy sinh.

Đây là loại cá hiền nhưng cũng dễ bị kích động bởi tác động từ bên ngoài hoặc bị các loại cá khác rượt đuổi. Nếu bị hoảng loạn, chúng thường ẩn nấp dưới cây thủy sinh hoặc nhảy ra khỏi bể cá.

Nuôi cá sóc đầu đỏ sinh sản

sinh sản sóc đầu đỏ

Cá sóc đầu đỏ sinh sản bằng cách đẻ trứng. Quá trình sinh sản sẽ có sự tham gia của cả cá đực và cá cái. Cá đực sẽ cạ đuôi vào vùng bụng của cá cái để kích thích sản xuất trứng. Sau đó, cá cái đẻ trứng và cá đực sẽ thụ tinh các trứng này.

Cá cái sẽ đào một cái lỗ nhỏ để giấu trứng. Sau khoảng 24 đến 36 tiếng, trứng cá sẽ nở. Cá con sau khi nở sẽ sống sót bằng lượng noãn trứng còn sót lại trong cơ thể.

Sau vài ngày, cá con bắt đầu bơi ngang và tự tìm kiếm thức ăn, lúc này nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cá con bằng những loại thức ăn như lòng đỏ trứng gà hoặc các vi chất nhỏ khác.

Cá sóc đầu đỏ có thể sinh sản thành công trong hồ cá, tuy nhiên, để đảm bảo sự an toàn cho cá con, nên tách riêng cá bố mẹ để tránh trường hợp chúng ăn những con con của mình.

Hồ nuôi cá con cần được thiết kế với đầy đủ các thiết bị để giữ cho môi trường nước trong hồ ổn định và cung cấp thức ăn đầy đủ, đảm bảo sự phát triển và sống sót của cá con.

Các loài cá nuôi chung với cá sóc đầu đỏ

cá nuôi chung sóc đầu đỏ

Để tìm loài cá nuôi chung với cá sóc đầu đỏ thì tương đối dễ bởi chúng là loài cá khá ôn hoà, có thể sống chung được với mọi loài cá hiền lành khác cùng kích cỡ như cá mún, cá Neon, cá bảy màu, cá bình tích, cá chuột, cá diếc anh đào, cá trâm, cá sọc ngựa,…

Như vậy qua bài viết, bạn đã tìm hiểu thêm được chi tiết về các đặc điểm của loài cá Sóc đầu đỏ. Hy vọng sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích để nuôi và chăm sóc loại cá này. Hãy tìm đọc thêm các bài viết hay về cá cảnh thủy sinh tại Hotdeal Mua Sắm nhé.

Để lại một bình luận