10 Kênh Quảng cáo giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất

10 Kênh Quảng cáo giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Hiện nay, Quảng cáo không chỉ quanh quẩn ở định dạng tạp chí, tờ rơi hay quảng cáo truyền hình. Với sự phát triển của công nghệ nhiều định dạng quảng cáo và kênh quảng cáo mới đã xuất hiện mang lại hiệu quả cao.

Tham khảo thêm:

Hãy cùng điểm qua các kênh quảng cáo phổ biến đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay nhé.

1. SEO – Search Engine Optimization

seo kênh quảng cáo

SEO (tối ưu công cụ tìm kiếm) là giải pháp Marketing không thể thiếu của nhiều doanh nghiệp. Hình thức này giúp Website của doanh nghiệp lên TOP đầu xếp hạng Google.

Qua đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng khi họ đang tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Ưu điểm:

  • Là phương pháp quảng cáo có tính tiết kiệm về lâu dài. Khác với các quảng cáo trả phí khác, bạn không cần trả thêm tiền để thu hút traffic về trang một khi đã lên TOP.
  • Tiếp cận nguồn khách hàng đang chủ động tìm kiếm sản phẩm. Có tỷ lệ chuyển đổi cao.

Nhược điểm:

  • Các quy trình làm SEO khá phức tạp. Thời gian bắt đầu cần đầu tư nhiều nguồn lực.
  • Cần nhiều thời gian để thấy kết quả, có thể bị giảm kết quả khi Google thay đổi thuật toán.
  • Hình thức này phù hợp mọi loại hình doanh nghiệp từ B2B đến B2C, dù kinh doanh sản phẩm dịch vụ nào thì KH luôn có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu thông tin thông qua Google.

2. Quảng cáo Google

Quảng cáo Google

Google Ads là chương trình quảng cáo trực tuyến thông qua Google. Bạn có thể tạo quảng cáo để tiếp cận chính xác những người quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.

Ưu điểm:

  • Có khả năng tiếp cận chính xác đối tượng quan tâm.
  • Dễ triển khai thực hiện, có kết quả ngay lập tức.
  • Tiếp cận lượng lớn khách hàng (tùy theo ngân sách).
  • Có thể hướng đến nhiều mục tiêu khác nhau: tăng nhận diện thương hiệu, tăng chuyển đổi thậm chí bán hàng …

Nhược điểm:

  • Chi phí ngày càng cao, một số ngành cạnh tranh quảng cáo Google vô cùng đắt đỏ.
  • Người dùng tin tưởng vào kết quả tìm kiếm tự nhiên hơn quảng cáo.
  • Nhìn chung từ khi bắt đầu vào thị trường Việt Nam, Google Ads đã đóng một vai trò quan trọng trong cách triển khai Marketing của nhiều doanh nghiệp.

3. Quảng cáo Facebook

Quảng cáo Facebook

Facebook là mạng xã hội sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Chính vì thế đây là kênh quảng cáo được nhiều doanh nghiệp nhắm đến để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của mình.

Ưu điểm:

  • Lựa chọn nhắm mục tiêu thông minh, có khả năng tiếp cận đối tượng tương đối chính xác.
  • Tiếp cận được lượng lớn khách hàng (tùy theo ngân sách) và có kết quả ngay lập tức.
  • Có thể thiết lập nhiều mục tiêu khác nhau: tăng nhận diện thương hiệu, tăng chuyển đổi tương tác với khách hàng, thậm chí bán hàng…

Nhược điểm:

  • Không dễ với người mới bắt đầu. Chi phí quảng cáo ngày càng cao do nhiều đối thủ cạnh tranh.
  • Facebook là một nền tảng không ổn định. Người làm quảng cáo thường bị khóa tài khoản mà không rõ nguyên nhân.
  • Ngoài Facebook, các quảng cáo mạng xã hội khác như Instagram, Tiktok… cũng ngày càng được sử dụng nhiều hơn tùy theo đặc thù sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

4. Quảng cáo Youtube

Quảng cáo Youtube

Quảng cáo Youtube là một trong các loại quảng cáo thuộc hệ thống quảng cáo Google, thông qua hình thức quảng cáo video trên Youtube.

Youtube cũng là 1 trong 3 website được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam giống như Google và Facebook. Do đó tiếp cận khách hàng qua Youtube được các doanh nghiệp tách biệt như một hoạt động Marketing riêng trong kế hoạch quảng cáo của mình.

Ưu điểm:

  • Hình thức quảng cáo sáng tạo, không giới hạn, có khả năng tạo Viral.
  • Hiệu quả trong việc tạo dựng nhận biết thương hiệu, có nhiều hình thức quảng cáo phù hợp cho các mục tiêu khác nhau.
  • Thừa hưởng tính năng nhắm chọn quảng cáo thông minh từ Google.
  • Nhiều tiềm năng phát triển, chi phí không cao do nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam chưa tận dụng hình thức này.

Nhược điểm:

  • Khó để triển khai hiệu quả.

5. Quảng cáo trên báo chí Online

Quảng cáo báo chí Online

Đặt Quảng Cáo Banner Website

Dù có sự xuất hiện của các trang mạng xã hội nhưng không vì thế mà các trang báo Online mất đi lượng độc giả của mình. Các định dạng quảng cáo banner và bài viết PR là 2 hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên báo Online.

Với sự phát triển của công nghệ thì các định dạng quảng cáo banner ngày càng phong phú và thu hút được nhiều sự chú ý từ độc giả.

Ưu điểm:

  • Tiếp cận lượng lớn KH. Có thể đo lường hiệu quả dễ dàng giống như nhiều hình thức khác.
  • Có nhiều mức phí và hình thức phù hợp với nhiều điều kiện, mục tiêu khác nhau của DN.

Nhược điểm:

  • Dễ bị khách hàng bỏ qua.
  • Phụ thuộc vào chất lượng của trang báo trong thời điểm đó có thu hút được nhiều độc giả hay không ?

6. Quảng cáo trên truyền hình

Quảng cáo truyền hình Tivi

Dù quảng cáo truyền hình đã giảm sức hút so với những thập niên trước, vì sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của Internet, nhưng không vì thế mà quảng cáo truyền hình không còn hiệu quả.

Theo thống kê ngân sách quảng cáo vẫn đổ vào các kênh truyền hình, đặc biệt là với những doanh nghiệp lớn. Con số này chứng tỏ sự quan tâm với loại hình quảng cáo này vẫn còn lớn.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả trong hoạt động phát triển thương hiệu do tiếp cận tới hàng triệu người.
  • Dễ tạo lòng tin cho người tiêu dùng, đặc biệt đối với các đối tượng người cao tuổi.

Nhược điểm:

  • Quảng cáo truyền hình có chi phí cao nhất trong tất cả loại hình quảng cáo. Một slot quảng cáo 30s trên truyền hình VTV giờ vàng dễ dàng tiêu tốn của bạn từ 350 – 450 triệu.
  • Khó thay đổi sau khi đã lên lịch phát sóng, khó đo lượng thống kê mức độ hiệu quả.

7. Quảng cáo trên phát thanh

Quảng cáo phát thanh

Quảng cáo trên phát thanh là một loại hình báo chí chỉ sử dụng âm thanh, do đó có những thuận lợi và hạn chế nhất định trong việc truyền tải thông điệp đến người nghe.

Hiện một số đơn vị truyền thông, báo chí đang cho ra đời podcast – một dạng phát thanh trên nền tảng kỹ thuật số. Và do đó, việc quảng cáo trên podcast cũng đang là mảnh đất đầy hứa hẹn cho các thương hiệu trong thời gian tới.

Ưu điểm:

  • Chi phí rẻ, triển khai nhanh.
  • Dễ theo dõi ở nhiều nơi trong nhiều điều kiện khác nhau (lúc ở nhà, khi đi xe, lúc làm việc,…).

Nhược điểm:

  • Là loại hình chỉ có âm thanh, khó tạo ra sự chuyển đổi ngay lập tức.
  • Lượng người theo dõi hạn chế, khó thống kê và theo dõi hiệu quả của hoạt động quảng cáo.

8. Hình thức quảng cáo ngoài trời

quảng cáo ngoài trời

Quảng cáo ngoài trời như bảng hiệu, pano là một hình thức quảng cáo có từ lâu đời nhưng vẫn được ưa chuộng bởi tính thực tiễn của nó.

Ngoài ra việc các tòa nhà cao tầng được xây dựng ngày một nhiều, cũng khiến cho quảng cáo ngoài trời có thể triển khai nhiều hơn và được thực hiện với rất nhiều cách sáng tạo.

Ưu điểm:

  • Quảng cáo thu hút nếu được làm sáng tạo, nhắm đúng đối tượng khách, có khả năng viral.

Nhược điểm:

  • Không đo lường hiệu quả một cách chính xác được.

9. Hình thức quảng cáo Email Marketing

quảng cáo Email Marketing

Email Marketing không được nhiều doanh nghiệp quan tâm phát triển, nhưng theo số liệu thống kê đây là hình thức quảng cáo có tỷ lệ chuyển đổi tương đối cao trong các loại hình quảng cáo.

Bằng cách tận dụng nguồn Email, doanh nghiệp có thể liên tục gợi nhớ đến khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình hoặc chỉ đơn thuần cung cấp thông tin kiến thức nhằm tăng lòng tin đối với khách hàng mục tiêu.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng triển khai, chi phí rẻ, có khả năng chuyển đổi cao.

Nhược điểm:

  • Email thương mại hoặc ‘thư rác’ gây khó chịu cho người dùng. Nếu thư của bạn không đúng với nhu cầu của khách hàng, người nhận có thể sẽ xóa email hoặc hủy đăng ký.

10. Quảng cáo qua KOLs

Quảng cáo qua KOLs

KOLs (Key Opinion Leader) là những người ảnh hưởng, có chuyên môn cao trong một lĩnh vực và được nhiều người theo dõi.

Doanh nghiệp có thể tận dụng quảng cáo thông qua nhóm này để tiếp cận công chúng mục tiêu.

Ưu điểm:

  • Giúp tăng nhanh uy tín cho các sản phẩm và dịch vụ được quảng cáo.
  • Không tốn nhiều thời gian công sức cho hoạt động quảng cáo.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả khó đo lường, chi phí có thể không tương xứng với hiệu quả.
  • Có rủi ro ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu khi KOLs dính vào các tin tức tiêu cực.

Trên đây là 10 kênh quảng cáo phổ biến hiện nay, hy vọng với kiến thức Hotdeal Mua Sắm đã chia sẽ, phần nào giúp bạn hiểu thêm về các kênh quảng cáo, cũng như có sự lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Để lại một bình luận