Các loài vật có thể nuôi thủy sinh ngoài cá cảnh

Các loài vật có thể nuôi thủy sinh ngoài cá cảnh

Nuôi cá cảnh giờ đây không phải là để trang trí hay phong thủy mà còn là thú vui của nhiều người. Việc hàng ngày ngắm những chú cá nhỏ xinh tung tăng bơi lội sẽ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái sau những giờ phút làm việc căng thẳng.

Và bên cạnh đó, ngoài các loại cá cảnh thường thấy thì một số loài vật cũng được lựa chọn để nuôi, tạo nên sự đa dạng cho bể, cũng như tạo được niềm đam mê, hứng khởi cho những người chơi thủy sinh.

Hãy cùng điểm qua các loài vật nuôi thủy sinh ngoài cá cảnh đang được ưa chuộng hiện nay nhé.

1/ Ba ba cảnh

ba ba cảnh

Nuôi ba ba thu hút được sự quan tâm và dần trở thành thú vui được nhiều người ưa thích thay vì nuôi cá cảnh. Tuy nhiên cách nuôi ba ba ở trong bể kính sẽ khó hơn so với các loại khác, người nuôi cần tìm hiểu cách nuôi để ba ba có thể phát triển tốt nhất.

Khi chọn bể kính để nuôi, tốt nhất nên chọn bể có kích thước phù hợp với kích thước, trọng lượng và số lượng ba ba muốn nuôi… Tránh nuôi ba ba cùng với các loại cá cảnh khác vì ba ba có thể ăn cá và chúng không ưa thích môi trường quá sạch sẽ.

Nên cho thêm một lớp đất vào trong bể, nhớ là phải dày hơn mình ba ba, vì như vậy chúng mới có thể vùi mình dưới lớp bùn để ẩn trốn. Đồng thời giúp tạo môi trường gần giống tự nhiên để ba ba thích nghi tốt, bạn nên thả thêm một vài cây cảnh thủy sinh như rong rêu, lục bình hoặc bèo ở trong bể nuôi. 

Ba ba chủ yếu ăn động vật có thịt để tồn tại, ví dụ như giun đất, tôm, tép, cua, cá nhỏ hoặc ốc, hến… Riêng với ba ba cảnh hiện được lai tạo tập tính nên có thể ăn thức ăn viên chế biến sẵn rất thuận tiện khi nuôi và chăm sóc.

2/ Rùa cảnh

Rùa cảnh

Nuôi Rùa cảnh đang là trào lưu được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Sở dĩ loài rùa này được giới trẻ yêu thích là do kích thước cơ thể nhỏ nhắn, dễ thương và có thể nằm lọt trong lòng bàn tay. Đa số các giống rùa dễ nuôi và chăm sóc, không kén chọn thức ăn.

Khi mua bạn hãy quan sát và kiểm tra thật kỹ, để chọn mua được những chú rùa khỏe mạnh nhất. Bạn có thể thực hiện kiểm tra nhanh để xem mức độ phản ứng của rùa. Bạn có thể chạm vào đầu, chân hoặc đuôi để xem tốc độ phản xạ của chúng như thế nào ? Rùa có rụt các bộ phận lại nhanh không ? Bạn có thể lật ngửa lại để kiểm tra xem chúng có lật úp lại được liền không ? 

Khi cho rùa ăn, bạn có thể thả mồi xuống nước hoặc đặt trên bờ, ở sát với mặt nước để rùa tự bắt. Thức ăn của rùa có thể là các loại thịt như cá nhỏ, tôm tép, giun, cá chạch, nội tạng động vật, ốc sên, dế mèn, thịt gia súc, chuối, dưa chuột hoặc rau dưa…

3/ Tôm cảnh

Tôm cảnh

Tôm cảnh hay còn được gọi là tôm kiểng, đây là loại giáp xác nước ngọt có đặc điểm bề ngoài tương tự như tôm hùm và nhu cầu tương tự như cá cảnh. Chúng có nhiều loài với màu sắc đa dạng và nổi bật như xanh, cam, đỏ hoặc trắng… Chúng biết bò, trèo lên mỏm đá, cành cây và thậm chí là đào hang khiến nhiều người chơi tôm cảnh mê mẩn. 

Thức ăn chính của Tôm là thực vật, động vật phân huỷ và những thức ăn mà chúng dễ dàng bắt được. Ngoài ra có thể cung cấp các loại cá nhỏ, trùn chỉ, rong rêu, bắp cải luộc, cây thủy sinh, lá bàng khô … để cung cấp Protein cho tôm có thể phát triển và tăng trưởng. Nếu muốn, người nuôi còn có thể bổ sung thêm các viên tổng hợp, viên tảo, cà rốt, dưa leo, lá dâu,… để tôm ăn kèm.

Lượng thức ăn hàng ngày nên chia nhỏ và cho ăn nhiều lần với số lượng vừa phải. Sau khi ăn cần loại bỏ hết thức ăn dư thừa, tránh làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường sống của tôm. Bạn sẽ cần hệ thống lọc cho hồ để đảm bảo chất lượng nước và cung cấp oxy cho tôm, nếu không sử dụng lọc thì phải thay nước hồ thường xuyên.

Khi nuôi cần tạo bể thủy sinh gần giống với môi trường tự nhiên mà tôm hay sống để giúp tôm thích nghi nhanh và tránh tạo sự căng thẳng. Trong hồ cần được trang bị thêm nham thạch, sỏi suối để giúp tôm đào hàng hoặc trú ẩn khi thay vỏ. Bố trí thêm nhánh cây hoặc mỏm đá để tôm có thể thỏa sức leo trèo.

4/ Tép cảnh

Tép cảnh

Tép cảnh hay còn gọi là tép kiểng hoặc tép thủy sinh, được nhiều người chơi thủy sinh ưa chuộng nhờ vào việc chúng có nhiều màu sắc khác nhau, đa dạng mà lại dễ nuôi. Ngoài ra, chúng còn có thể giúp loại trừ các rong rêu có hại ở bên trong các hồ thủy sinh.

Môi trường bể thủy sinh phù hợp cho tép cảnh sống cần có chất lượng nước tốt, nhiệt độ cần phải duy trì ở mức ổn định. Bể cần phải có các loại cây thủy sinh để làm nơi ẩn nấp cho tép và cũng làm gia tăng giá trị thẩm mỹ cho bể.

Thức ăn cho tép cảnh ở trên thị trường hiện có bán rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm lá dâu, dưa leo, cà rốt, những loại viên tảo và rêu để giúp chúng phát triển nhanh. Khi cho tép cảnh ăn bạn cần lưu ý phải hút hết thức ăn thừa trong bể để tránh làm ô nhiễm nguồn nước.

5/ Ếch cảnh

Ếch cảnh

Ếch cảnh có nhiều chủng loại được nuôi làm thú cưng như ếch Pacman, ếch Yêu Tinh… Đối với người mới nuôi, lựa chọn được một chú ếch khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng giúp bạn có một khởi đầu nuôi dưỡng tốt.

Đầu tiên cần tạo môi trường nuôi ếch cảnh như trồng cây xanh cho nơi nuôi và ao. Đảm bảo có chỗ nghỉ ngơi tốt. Tiếp theo, cần kiểm tra nhiệt độ nước, chất lượng nước thường xuyên.

Cho ếch ăn thức ăn đa dạng có giá trị dinh dưỡng phong phú, đảm bảo vệ sinh. Tuyệt đối không sử dụng thức ăn hỏng mốc sẽ làm cho hệ tiêu hóa của ếch bị ảnh hưởng. Đồng thời thường xuyên dọn dẹp khu vực sống của ếch để tránh cho ký sinh trùng, nấm có cơ hội trú ẩn và phát triển.

Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để có thể lựa chọn loài vật nuôi thủy sinh phù hợp với mình. Đừng quên thường xuyên theo dõi Hotdeal Mua Sắm để cập nhật nhiều kiến thức chăm sóc vật nuôi bạn nhé ! Chúc các bạn thành công.

Để lại một bình luận