5 Loại ráy thủy sinh được ưa chuộng nhất hiện nay

  • Post comments:1 Comment

5 Loại ráy thủy sinh được ưa chuộng nhất hiện nay.

Cây ráy là loại cây thủy sinh rất dễ trồng, vừa không cần nhiều ánh sáng và chất dinh dưỡng. Chúng ta không chỉ bắt gặp chúng ở những chậu cây cảnh phổ biển mà loại cây này còn được sử dụng để làm tiền cảnh, trung cảnh trong rất nhiều bể cá thủy sinh.

Có bộ rễ phát triển và có thể bám rất chắc vào đá, lũa trong bể. Là loại cây có thể sống trong môi trường cả trên cạn lẫn dưới nước. Do vậy đây là lựa chọn hàng đầu dành cho những người mới chơi thủy sinh.

Dưới đây là một số loại ráy thủy sinh để làm cảnh phổ biến được người chơi ưa chuộng hiện nay:

1. Ráy Pinto

Ráy Pinto

  • Tên khoa học: Anubias barteri var. nana pinto
  • Họ thực vật: Araceae
  • Nhiệt độ : 12-30° C          
  • gH, kH : Không ảnh hưởng nhiều
  • CO2: Yêu cầu trung bình
  • Ánh sáng: Trung bình – Cao
  • Thích hợp trồng: Hậu cảnh, Trung cảnh, Tiền cảnh.
  • Sinh trưởng: Trung bình
  • pH trị: 5 – 8

Ráy Pinto xuất hiện từ sự chọn lọc nhân tạo của con người, rất khỏe và dễ chăm sóc, phổ biến trong hồ thủy sinh có thể được trồng vào giá thể hoặc để trang trí cho bố cục (lũa, đá).

Ráy Pinto là loài thực vật có thể phát triển mạnh trong nhiều môi trường khác nhau. Nó là loại cây sinh trưởng chậm chạp, với những chiếc lá màu trắng tinh khôi cực kỳ cuốn hút và nổi bật tạo ra sự tương phản tuyệt vời với đá hoặc nền tối màu (chẳng hạn như đá nham thạch).

2. Ráy Petite

  • Tên gọi khác: Nana Petite
  • Độ khó: Rất dễ
  • Bố trí: Tiền cảnh, trung cảnh
  • Ánh sáng: Thấp
  • Nhiệt độ: 20-30 °C
  • Độ pH: 6.0-8.0

Ráy Petite là một trong những dòng ráy có loại lá rất nhỏ được rất nhiều anh em chơi thủy sinh yêu thích, có thể trồng trên giá thể, thân lũa.

Tốc độ phát triển của cây cũng siêu chậm nhưng lại rất dễ trồng bởi mật độ CO2 và dinh dưỡng rất thấp. Nếu được cung cấp đầy đủ ánh sáng, dinh dưỡng cây sẽ cho ra bộ rễ tuyệt đẹp.

3. Ráy Cẩm Thạch

Ráy Cẩm Thạch

  • Tên tiếng anh: Marbled Nana
  • Họ: Araceae
  • Độ khó: Rất dễ
  • Bố trí: Tiền cảnh, trung cảnh
  • Ánh sáng: Thấp
  • Nhiệt độ: 19-30 °C
  • Độ pH: 5.0-8.0

Ráy Cẩm Thạch là dòng cây thủy sinh có giá trị rất cao và được nhiều anh em chơi thủy sinh săn mua. Đây cũng là một trong những loại cây cảnh khá hiếm trên thị trường hiện nay.

Lá có hoa văn, màu sắc khá giống với đá cẩm thạch. Để lá không bị bám rêu hại nên để lá tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng có cường độ mạnh.

Khi trồng có thể cột cây vào đá hoặc lũa và để bộ rễ tiếp xúc với nền sẽ giúp cây ráy phát triển nhanh nhất, không vùi phần thân xuống nền nếu không cây sẽ bị thối gốc và chết.

4. Ráy Lưỡi hổ mini

Ráy Lưỡi hổ mini

  • Tên khoa học: Anubias barteri var. glabra “variegatus”
  • Độ khó: Dễ
  • Nhiệt độ thích hợp: 18-30 độ
  • Yêu cầu ánh sáng: trung bình
  • Yêu cầu dinh dưỡng: Thấp, trung bình
  • CO2: không cần tuy nhiên nếu có CO2 cây sẽ phát triển tốt hơn.
  • Tốc độ phát triển: Chậm

Ráy Lưỡi hổ mini là một loại ráy thông dụng có lá hình dạng dài nhọn, kích thước nhỏ, phù hợp với mọi kích cỡ hồ thủy sinh. Cây dễ trồng, dễ setup, có thể dùng keo thủy sinh gắn lên lũa, đá dùng làm điểm nhấn hoặc một bụi lưỡi hổ trong bể sẽ rất thu hút người nhìn.

Ráy lưỡi hổ mini hút dinh dưỡng trong nước, bạn có thể chăm thêm phân nước để cây được phát triển tốt nhất. Sau một thời gian trồng, bạn nên tỉa bỏ lá già để đỡ bẩn và tạo không gian cho lá con sinh trưởng.

5. Ráy lá đại

Ráy lá đại

  • Tên khoa học: anubias barteri
  • Chăm sóc: rất dễ
  • Vị trí trồng: tiền, trung, hậu
  • Xuất sứ: Tây Phi
  • Màu sắc: xanh lá đậm
  • Ánh sáng: từ thấp đến cao
  • Nhiệt độ: 12 – 30 độ C
  • pH: 6.0 – 7.5
  • Tốc độ sinh trưởng: chậm

Ráy lá đại là một trong những loại cây thủy sinh phổ biến dễ trồng nhất hiện nay. Chúng có sức sống mạnh mẽ và dễ chăm sóc. Tuy tốc độ phát triển khá chậm nhưng bạn có thể trồng chúng ở bất cứ vị trí nào: cột lên lũa, cột lên đá, cắm dưới nền hoặc giá thể khác.

Trên đây là một số kiến thức về cây ráy thủy sinh, Hotdeal Mua Sắm mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách trồng, chăm sóc các loại ráy thủy sinh mà bạn quan tâm nhé.

Để lại một bình luận