Cách trồng ráy thủy sinh đơn giản, đúng cách

Cách trồng ráy thủy sinh đơn giản, đúng cách.

Cây ráy thủy sinh là cây có tốc độ lớn chậm, có nguồn gốc từ châu Phi, sức sống mạnh mẽ cùng khả năng thích nghi tốt trong môi trường hồ thủy sinh.

Nhìn chung đây là loại cây cảnh dễ chăm sóc, dễ trồng, vừa giúp điều hòa môi trường nước, vừa trang trí làm đẹp không gian sống, thích hợp để trồng trong các bể thủy sinh.

Đặc điểm chung về ráy thủy sinh

Đặc điểm ráy thủy sinh

  • Họ: Araceae
  • Chi: Anubias
  • Chủng: đa dạng nhiều chủng loại.
  • Phân bố: ở nơi có khí hậu ấm áp miền tây châu Phi.
  • Màu sắc: màu xanh thẫm.
  • Đặc điểm: có thân và lá cứng cáp được sử dụng để gắn lên lũa đá, bộ rễ phát triển bám chặt vào giá thể.
  • Tốc độ phát triển: khá chậm, thích nghi tốt với nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
  • pH: 5.0 – 7.5
  • Nhiệt độ: 23 – 29 độ C
  • Chiều cao: từ 5 – 45cm tùy từng loại khác nhau.
  • Vị trí: tiền cảnh và trung cảnh.
  • Ráy thủy sinh càng nhạt màu khi ánh sáng càng mạnh.
  • C02 và phân nước có thể không cần thiết nhưng nếu có cây sẽ phát triển tốt hơn.

Cách trồng ráy thủy sinh

Cách trồng ráy thủy sinh

Cách trồng khá đơn giản, bạn chỉ cần gắn ráy vào các giá thể như lũa đá hoặc sứ lọc. Có thể sử dụng dây cước để buộc cố định, đến khi rễ mọc đủ bám vào lũa đá rồi thì bạn có thể tháo dây ra.

Bạn có thể sử dụng keo dán thủy sinh đều được. Tuy nhiên, khi sử dụng keo dán lưu ý chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ. Nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng bị rữa ở vị trí gắn.

Với trường hợp mua ráy thủy sinh lá cạn trong chậu về, tốt nhất là bung cây ra khỏi chậu, thao tác cần phải nhẹ nhàng, không nên để tổn thương nhiều đến rễ, đồng thời gỡ hết giá thể bám.

Hoàn thành xong thì thả ráy thủy sinh trôi nổi trong bể khoảng một tuần. Nếu thấy cây ráy ổn định thì tỉa bớt rễ và tỉa bớt lá cạn đi. Theo dõi cho đến khi nhú rễ mới màu trắng thì có thể hạ thủy. 

Cách chăm sóc ráy thủy sinh

Cách chăm sóc ráy thủy sinh

Nhiệt độ môi trường phát triển tốt nhất nên giao động trong khoảng 22 đến 24 độ C, pH khoảng 6 đến 7.5. Thường xuyên thay nước để cải thiện chất lượng nước và dòng chảy trong bể được lưu chuyển thường xuyên sẽ tốt hơn, giúp dễ dàng cung cấp oxy cho cây phát triển.

Sau một thời gian cây sẽ phát triển thành bụi lớn, bạn cần thường xuyên tỉa rễ và cành già. Việc này giúp kích thích ra rễ mới và đồng thời tạo điều kiện cho những cành non phát triển.

Nếu trồng trên mặt nền thì cần bổ sung thêm phân nước và sủi CO2 để ráy phát triển tốt nhất do trong phân nền không có đủ chất dinh dưỡng cho cây.

Đặt cây ráy ở nơi có ít ánh sáng. Nếu quá nhiều ánh sáng, rễ sẽ bị đen hoặc thủng lá. Nếu ráy xuất hiện rêu bạn nên thả thêm bút chì, otto, ốc nerita …

Nhân giống ráy thủy sinh

Nhân giống ráy thủy sinh

Nhân giống ráy thủy sinh khá đơn giản. Chỉ cần ngắt một ngọn con đã có rễ với tầm 5 – 7 lá, rồi gắn chúng vào giá thể mới để tiếp tục phát triển.

Bể chơi ráy thủy sinh chỉ cần 1 máng Odyssea 60 hai bóng là đủ cho hồ kích thước 60x40x40, không cần quá nhiều đèn như một số loại cây khác.

Như vậy Hotdeal Mua Sắm đã cùng bạn tìm hiểu kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây ráy thủy sinh. Hi vọng bạn sớm sở hữu cho mình những vườn cảnh mini xinh đẹp nhé.

Để lại một bình luận