Ốc Nerita chuyên gia diệt rêu hại cho hồ thủy sinh

  • Post comments:1 Comment

Ốc Nerita chuyên gia diệt rêu hại cho hồ thủy sinh.

Rêu, tảo bám thành bể gây cảm giác khó chịu không nhỏ đối với những anh em chơi thủy sinh. Có khá nhiều biện pháp để loại bỏ những loại thực vật khó chịu này, trong đó ốc Nerita là một trong những giải pháp tốt nhất để làm sạch bể cá của bạn một cách tự nhiên.

Ốc Nerita dễ chăm sóc cho dù đó là nước ngọt hay nước mặn. Loài ốc này sẽ di chuyển xung quanh và ăn tất cả các loại tảo có hại trong bể. Hãy cùng Hotdeal Mua Sắm tìm hiểu các đặc điểm, cách nuôi và chăm sóc ốc Nerita trong bể thủy sinh nhé.

Đặc điểm của ốc Nerita

Đặc điểm Ốc Nerita

Ốc Nerita là một trong những loài ốc thủy sinh nước ngọt được bán phổ biến trong các cửa hàng cá cảnh và thủy sinh. Ốc Nerita được nhiều người cho là loài ốc ăn tảo, rêu hại, nhớt hiệu quả và được chọn nuôi nhiều nhất trong các loại ốc dọn bể.

Giống ốc này khá hiền lành, do đó rất an toàn cho hệ sinh thái hồ thủy sinh của bạn. Chúng di chuyển từ từ xung quanh khắp nơi trong bể và dọn sạch tảo một cách dễ dàng.

Thức ăn của ốc Nerita

Thức ăn ốc Nerita

Ốc Nerita dễ nuôi và không cầu kỳ trong việc ăn uống. Chúng chủ yếu ăn rêu hại, mút nhớt ở mặt kính, cây thủy sinh, lũa, đá, thức ăn thừa của cá và cả lá cây thủy sinh bị mục rữa…

Loại ốc này tự thích nghi và tìm kiếm thức ăn nên khi nuôi ốc nerita trong bể thủy sinh bạn không cần chăm lo đến chế độ thức ăn của chúng.

Hướng dẫn cách nuôi 

Hướng dẫn nuôi ốc nerita 

Ốc Nerita là loài khá năng động so với nhiều loại ốc thủy sinh khác. Chúng thường bám vào bề mặt kính, đồ trang trí, lá cây cứng và cửa hút lọc để dọn dẹp nhiều loại tảo khó chịu như: tảo nâu, tảo màng, tảo lục và tảo cát nâu.

Ốc Nerita rất hiền lành và ôn hòa nhưng không phải loài cá nào cũng thích hợp để nuôi cùng chúng. Do đó khi muốn nuôi loại ốc này, bạn không nên nuôi cùng các loại cá hung hăng như cá rô phi, cá chẽm, cá chạch… Ngoài ra, bạn có thể nuôi chúng cùng với các loại tôm, tép và thậm chí là các loài ốc khác cũng rất ổn.

Cách chăm sóc ốc

chăm sóc ốc nerita 

Cũng như các sinh vật thủy sinh khác, ốc Nerita nếu như không được chăm sóc đúng cách có thể gặp các vấn đề về sức khỏe.

Vỏ ốc có thể là một nguyên nhân gây bệnh rất đáng quan tâm. Đôi khi nhiệt độ thấp và không ăn đủ thức ăn, sự tăng trưởng của vỏ sẽ làm cho cơ thể của ốc trở nên bị còi cọc.

Việc ăn quá nhiều cũng có thể gây ra một số vấn đề với vỏ ốc do các năng lượng từ thực phẩm sẽ làm cho vỏ ốc phát triển nhanh hơn.

Không đủ canxi sẽ có thể làm cho vỏ ốc bị yếu và dễ nứt mẻ, việc bổ sung canxi bằng cách thả nhiều các loại vỏ hải sản xuống đáy bể sẽ giúp giữ cho vỏ của ốc Nerita luôn chắc khỏe.

Hơn nữa những đốm trắng trên vỏ ốc, bạn cũng cần lưu ý vì rất có thể đó là những ký sinh trùng đã bám vào vỏ, nếu không phát hiện kịp thời theo thời gian con ốc sẽ dễ bị thương và chết tùy thuộc vào loài ký sinh trùng đã bám vào chúng.

Lưu ý khi mới mua về hãy thả ốc vào hồ đúng cách, đảm bảo ốc được đặt trong bể ở đúng tư thế để tránh bị chết do lộn ngược. Ốc có thể tự xoay mình lại nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Cuối cùng, hãy giữ cho nước trong bể của bạn luôn sạch sẽ và không bị nhiễm bẩn. Chỉ cần nước trong bể có dính các hoạt chất lạ đều có thể gây tử vong cho ốc.

Ốc Nerita sinh sản ra sao

Ốc Nerita sinh sản

Ốc Nerita là loại ốc sinh sản và phát triển ở nước lợ nên nếu bạn sợ ốc sinh sản quá nhiều làm mất cân băng sinh thái của hồ thủy sinh thì bạn không cần quá lo lắng. Vì trứng của giống ốc này không thể nở trong môi trường nước ngọt nên dù có đẻ thì trứng cũng không nở như nhiều loài ốc khác.

Trứng của chúng có màu trắng đẻ rải rác trên đá, lũa, mặt kính hoặc cây thủy sinh và rất khó để loại bỏ một cách dễ dàng. Chính vì vậy khi phát hiện ra trứng ốc, bạn nên cạy ra ngay vì để lâu sẽ khó vệ sinh và gây mất mỹ quan cho bể cá.

Qua bài viết trên đây, hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức hữu ích, giúp bạn hiểu hơn phần nào về cách nuôi và chăm sóc loài ốc Nerita.

Có thể nói rằng việc nuôi loài ốc này trở thành một lựa chọn thông minh trong việc làm sạch bể cá của bạn một cách hoàn toàn tự nhiên và an toàn nhất. Chúc các bạn thành công nhé !

Để lại một bình luận