10 Loại tép, ốc dọn bể thủy sinh hiệu quả, nhanh chóng

10 Loại tép, ốc dọn bể thủy sinh hiệu quả, nhanh chóng.

Các loại tép và ốc dọn bể đang được săn tìm ráo riết. Chúng là những chuyên gia dọn dẹp vệ sinh hồ hiệu quả và cực kỳ sạch sẽ.

Các loại tép và ốc này có khả năng di chuyển nhanh và ăn các loại rêu như rêu xanh, rêu nâu. Đồng thời, chúng cũng dọn dẹp sạch sẽ thức ăn thừa từ các loài cá cảnh trong bể.

Sau đây, Hotdeal Mua Sắm sẽ giới thiệu đến các bạn 10 loại tép và ốc dọn bể đang được yêu thích và săn tìm ráo riết hiện nay.

1. Ốc táo vàng

Ốc táo vàng thủy sinh

Ốc táo vàng là loại ốc khá phổ biến được chọn nuôi nhiều nhất trong hồ thuỷ sinh. Chúng có ngoại hình rất bắt mắt, màu vàng đậm tươi, bản tính ôn hoà, không ảnh hướng đến sinh vật khác.

Ốc táo có khả năng di chuyển khắp vị trí hồ, giúp ăn chất thải thừa từ cá, ăn rêu bám kính, ăn cá chết trong bể. Ốc hoạt động về đêm, kể cả khi đèn tắt, ốc vẫn di chuyển và vệ sinh đều đặn.

Ốc táo vàng cái thường đẻ trứng lên các loại rong thủy sinh hoặc lên bể kính. Trứng thường nở sau 10 ngày. Điểm trừ là để sinh sản, cần phải có cả con đực lẫn con cái.

2. Ốc táo đỏ

Ốc táo đỏ

Ốc táo đỏ có lẽ không còn lạ lẫm với những người đam mê thuỷ sinh. Nếu bạn đang có ý định nuôi ốc để hạn chế và tiêu diệt rêu hại cho bể cá thì ốc táo đỏ là sự lựa chọn tuyệt vời.

Loài ốc này làm nhiệm vụ dọn bể như ốc táo vàng, nhưng có vẻ ngoài nổi trội hơn. Ốc táo đỏ ăn rêu hại, phân cá và thức ăn thừa dưới đáy bể. Phân cá sau khi được ăn và xử lý lại là nguồn thức ăn tốt cho vi sinh trong bể và giúp hạn chế mầm bệnh như nấm hay vi khuẩn gây hại cho cá. 

Điểm cộng của ốc táo đỏ là loài lưỡng tính nên chúng có thể sẽ sinh sản rất nhanh. Bể nuôi cá nhà bạn nên có thêm sỏi hoặc một số cây thuỷ sinh để ốc có chỗ sinh sản và phát triển. 

3. Ốc táo tím

Ốc táo tím thủy sinh

Ốc táo tím có vẻ ngoài siêu đẹp và khá phổ biến trong cộng đồng đam mê ốc cảnh thuỷ sinh.

Ốc táo tím dễ dàng thích nghi và tự sinh tồn rất cao. Thức ăn của chúng là các chất thải thừa từ cá, rêu hại, thức ăn thừa trong bể cá của bạn.

Ốc sinh sản theo cách đẻ trứng để duy trì nòi giống. Khá khó để phân biệt giới tính của ốc táo đực và cái. Chúng thường đẻ trứng trên thành bể sau khi đã giao phối. Mỗi buồng trứng có hàng trăm con thường khoảng sau 2 tuần sẽ bắt đầu nở.

4. Ốc Nerita

Ốc Nerita

Ốc Nerita có vẻ ngoài độc đáo và bắt mắt, là những vệt sọc trên lưng với các màu nâu và đen hoặc có thể là các loại hoa văn khác. Chúng thường được tìm thấy tại các khu vực nước lợ, các bờ suối hay sông. Đặc biệt có thể thích nghi với cả trong môi trường nước mặn và nước ngọt.

Ốc Nerita có kích thước từ 0,5 đến 2 cm. Chúng có tuổi thọ trung bình khoảng từ 1 đến 2 năm.

Chúng chuyên dọn dẹp các loại rêu gây hại và thức ăn thừa của cá còn đọng lại ở đáy bể, góp phần giữ vệ sinh sạch sẽ cho bể thủy sinh.

5. Ốc Nerita gai

Ốc Nerita gai thủy sinh

Ốc Nerita gai khá hiếm và ít phổ biến tại các tiệm cá cảnh thủy sinh. Sở hữu vẻ ngoài độc lạ với những chiếc gai độc đáo trên lưng. Tuy vậy, những chiếc gai của loài ốc này hoàn toàn không có độc, chúng chỉ sắm vài chiếc gai để trông độc lạ hơn so với các loại ốc Nerita bình thường thôi.

Ốc chuyên ăn các loại rêu hại trong bể thủy sinh. Chẳng hạn như rêu nâu, rêu xanh bám kính, dọn dẹp thức ăn thừa hay lá cây bị thối, giúp giữ gìn vệ sinh hệ sinh thái bên trong hồ hiệu quả.

Thông thường, ốc Nerita gai sẽ đẻ trứng trên đá, gỗ lũa hay các loại cây thủy sinh, rêu thủy sinh trong bể. Khi quan sát kỹ, bạn sẽ thấy có những đốm trắng nhỏ trên thành bể hay trên các nhánh cây thủy sinh… Đó chính là trứng của ốc Nerita gai.

6. Ốc Helena

Ốc Helena

Ốc Helena được biết đến với tên gọi ốc sát thủ, là giống ốc chuyên ăn ốc hại thuỷ sinh và vệ sinh hồ cực tốt. Hình dáng bên ngoài đẹp có vỏ xoắn trông giống như hình loa kèn, với các sọc màu vàng và màu nâu xen kẽ. Khi trưởng thành, ốc có thể đạt kích thước đến 2cm.

Ốc Helena có khả năng di chuyển rất chuyên nghiệp. Chúng di chuyển trên tán lá, nhiều hốc hách trong hồ, chui vào rong rêu để tìm ốc hại và diệt nó. Bên cạnh đó, ốc Helena cũng ăn xác chết động vật, thức ăn dư thừa của tép và cá,…

7. Tép Thanh Mai

Tép Thanh Mai thuỷ sinh

Tép Thanh Mai là một loại tép cảnh quen thuộc có sức sống cao, thích nghi tốt với mọi điều kiện bể. Với vẻ ngoài nhiều vằn bện bắt mắt, có khả năng diệt được các loại rêu tảo hại trong bể thuỷ sinh như tảo nâu, rêu sợi bám lá, bám lũa và thức ăn thừa cực tốt.

8. Tép Yamato

Tép Yamato

Tép Yamato là một dòng tép cảnh nước lợ dễ nuôi, không yêu cầu điều kiện môi trường như các dòng tép cảnh khác. Chúng có thể sống khỏe trong môi trường nước ngọt từ 2-3 năm, khi trưởng thành có thể đạt chiều dài từ 5-7cm.

Đây là loại tép diệt rêu lợi hại nhất trong tất cả những loại tép cảnh diệt rêu khác, được anh em chơi thủy sinh rất yêu thích, có khả năng diệt rêu hơn cả loại cá vệ sinh hồ nổi tiếng otto.

Tép Yamato là một trong số ít những loại tép cảnh thích ăn cả chùm rêu đen, xác động vật thừa, thức ăn sót lại,… giúp vệ sinh sạch sẽ cho bể thuỷ sinh nhà bạn.

9. Tép mũi đỏ diệt rêu

Tép mũi đỏ thủy sinh

Tép mũi đỏ cũng là bậc thầy diệt rêu rất lợi hại, có màu bán trong suốt như các loài tép mồi với tên gọi đặc trưng bởi mũi có màu đỏ thon dài trên đầu. Tép mũi đỏ khá hòa đồng nên có thể nuôi được chung với nhiều loại thuỷ sinh khác trong bể.

Tép mũi đỏ hay có hiện tượng nhảy ra khỏi hồ khi bị tấn công hoặc điều kiện nước không tốt. Chúng thường lơ lửng trong nước với mũi chúi xuống đáy, nhưng đừng quá lo lắng đây không phải hiện tượng bị bệnh mà chỉ là thói quen thường xuyên của chúng.

Thức ăn của tép mũi đỏ là các loại rêu hại, tuy nhiên cũng có thể cho ăn thêm các loại cám khác để tăng cường sức khỏe cho chúng. 

10. Tép loạn màu

Tép loạn màu thủy sinh

Tép loạn màu hay còn gọi là tép cảnh loạn màu, tép kiểng. Đây là loại tép tập hợp của nhiều loại tép thủy sinh size nhỏ và trung bình không đạt yêu cầu và chưa được phân loại.

Chúng có nhiều màu sắc như đỏ, đen, xanh, vàng, socola… Chúng có khả năng ăn được những thức ăn thừa, xác sinh vật đã chết hay những phần rêu hại bám vào thành bể.

Tuy nhiên, đa phần tép loạn màu thích ăn hơn là thích dọn, chúng không thực sự đem lại được kết quả khả thi và dọn rêu triệt để như tép Yamato hay tép mũi đỏ diệt rêu.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những thông tin cơ bản và hữu ích nhất về 10 loại tép, ốc dọn bể thủy sinh hiệu quả. Các đóng góp và chia sẽ vui lòng bình luận bên dưới bài viết. Chúc các bạn có những giờ phút thư giãn với niềm đam mê cá cảnh thủy sinh của mình nhé.

Để lại một bình luận