Cách diệt Ốc hại thủy sinh hiệu quả không dùng thuốc

Cách diệt Ốc hại thủy sinh hiệu quả không dùng thuốc.

Ốc hại sinh sản và phát triển mạnh trong bể thủy sinh, bể cá cảnh. Chúng sinh sản rất nhanh với số lượng hùng hậu bám vào cây thủy sinh, các phụ kiện trang trí gây khó chịu cho người chơi.

Phụ Kiện Cá Cảnh Thuỷ Sinh

Hãy cùng tham khảo một số phương pháp giúp bạn loại bỏ ốc hại trong bể một cách hiệu quả.

Nguyên nhân sinh ra Ốc hại

Nguyên nhân gây Ốc hại

  • Do các loại cây thủy sinh chưa được diệt kỹ bằng thuốc khi các bạn mua về có chứa sẵn trứng hoặc ốc trong đó.
  • Hồ đã có sẵn ốc và diệt không hết hoặc các ổ trứng ốc đẻ khắp nơi trong hồ mà không phát hiện được.
  • Nguồn nước châm vào hồ có lẫn trứng ốc trong đó …
  • Trong môi trường nước mát thì trứng ốc sẽ nở nhanh, bể thủy sinh thường có nhiệt độ thấp để phù hợp các loại rêu cây và nhiều bể có chiller thì ốc sẽ phát triển rất nhanh.

Cách diệt Ốc hại thủy sinh

1/ Hạn Chế Cho Cá Ăn Quá Nhiều

cho cá ăn

Cho cá ăn quá nhiều có thể góp phần dẫn đến sự bùng nổ của các em ốc. Điều cần lưu ý nhất nếu muốn diệt ốc trong bể là chỉ cho cá ăn với một lượng nhất định, hạn chế cho ăn quá nhiều.

2/ Diệt ốc bằng phương pháp thủ công

Hãy bắt chúng ra “Bằng tay” nếu hồ bạn không quá nhiều thì nên sử dụng cách này để có thể đảm bảo tính thẩm mỹ cho hồ thủy sinh.

3/ Dùng bẫy bắt ốc hại thủy sinh

bẫy ốc hại thủy sinh

Các bạn có thể chế tạo hoặc mua các loại bẫy để bắt các loại ốc hại thủy sinh cho bể cá cảnh của mình, phương pháp này thì mất nhiều thời gian hơn và phải làm thường xuyên do ốc con lại có thể nở từ trứng ra lớn lên

Ngoài ra, có một cách khá hay và đơn giản là hãy đặt một lá rau diếp vào bên trong bể, kẹp cuống lá vào thành bể và để qua đêm. Sáng hôm sau bạn sẽ thấy mặt dưới lá rau diếp bọn ốc tụ tập trên đó và chỉ cần vớt ra là xong.

4/ Ốc ăn ốc (Helena)

Ốc ăn ốc Helena

Loài ốc sát thủ này là giải pháp giúp các chủ nhân tiêu diệt nhanh – gọn – lẹ với những em ốc gây hại trong hồ thủy sinh. Có rất nhiều bạn nghi ngờ về loài ốc này vì nhìn chúng chậm và khó hiểu cách thức ốc Helena diệt ốc hại.

Khi chú ý các bạn sẽ thấy ốc Helena có một cái vòi ở phía trước, chúng dùng vòi này để luồng vào thân ốc hại và giết ốc hại bằng cách hút chất dinh dưỡng cho đến khi ốc hại chỉ còn vỏ, sau 1 tuần các bạn sẽ thấy hồ của mình giảm ốc hại rõ rệt.

5/ Cá Nóc Da Beo

Cá nóc da beo

Cá Nóc Da Beo là loài ăn tạp và hàm rất khỏe, ốc là một trong những món yêu thích của chúng. Nhưng chúng rất hung hãn và sẽ thịt hết một đàn cá thủy sinh, nên khuyên các bạn thận trong khi dùng cách này.

6/ Các loài cá diệt ốc hại khác

cá diệt ốc hại

Bạn có thể nuôi các loại cá ăn ốc trong bể thủy sinh để chúng ăn các loại ốc gây hại như cá ngựa vằn, lươn chuỗi lùn, cá chuột Mỹ, cá trê xương rồng… Các loại này đều có đặc điểm chung là ưa sạch sẽ nên rất thích hợp làm nhiệm vụ diệt ốc trong bể cá.

Phòng ngừa Ốc hại thủy sinh

Phòng Ngừa Ốc hại

Ốc có thể sinh sản cực nhanh với số lượng áp đảo các loài sinh vật khác trong bể. Vì vậy cách tốt nhất là bạn hãy sử dụng và kết hợp nhiều cách thức trên để loại bỏ ốc hiệu quả trong bể cá cảnh.

Ngoài ra, có thể xem xét đến việc vệ sinh hoàn toàn bể cá từ sỏi, đá, cây thủy sinh, rong thủy sinh, cho đến các vật trang trí, phụ kiện khác … nếu số lượng ốc sinh sản đã vượt quá tầm kiểm soát.

Ốc hại gây cho chúng ta nhiều phiền toái cụ thể là nó gây mất tính thẩm mỹ, làm mục rửa lá cây thủy sinh. Nhưng nó cũng là một phần tự nhiên trong bể thủy sinh, chúng cho thấy rằng môi trường bạn tạo đã gần giống với tự nhiên, không nên chú trọng vào việc phải diệt sạch ốc hại thủy sinh. Hãy hạn chế chúng ở mức thấp nhất là được bạn nha.

Shop Cá Cảnh – Cây Thuỷ Sinh

Như vậy Hotdeal Mua Sắm đã giới thiệu đến các bạn cách xử lý ốc hại hiệu quả không cần dùng thuốc khi mới bắt đầu tập chơi thủy sinh. Chúc bạn sẽ có một bể thủy sinh ưng ý và đẹp mắt nhé !

Để lại một bình luận